Vào một ngày chủ nhật đẹp trời,áoviênthànhbénhỏvìhọcsinhđượcnuôngchiềlời bài hát lam anh nơi tình yêu bắt đầu tôi đang tự thưởng cho mình bằng cách thảnh thơi ngồi uống trà, đọc sách thì cô bạn học cùng khóa đại học, ở cùng với tôi trong trong ký túc xá đại học đã có thâm niên 20 năm làm giảng viên trong một ngôi trường đại học công lập ở Hà Nội nhắn tin chia sẻ nỗi buồn vì học trò bây giờ đa phần vô tâm quá. Còn ít ngày nữa là đến ngày 20/11, nhân câu chuyện của cô bạn chia sẻ, tôi lại viết về chủ đề này với biết bao trăn trở, tâm huyết xin được sẻ chia cùng các thầy cô giáo.
Ở thời chúng tôi đi học, thầy cô giáo mắng học trò thì học trò có khi buồn cả tuần, học trò luôn ngoan ngoãn, biết kính sợ thầy cô. Còn hiện nay, nếu giáo viên có mắng học trò thì lại mang tiếng xúc phạm nhân phẩm các em, các em nghe giáo viên mắng xong vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, chỉ giữ im lặng được lúc giáo viên mắng, sau đó lại tiếp tục nói chuyện không quan tâm giáo viên nói gì.
Sinh viên đại học 19-20 tuổi nhưng một số em sáng vẫn ngủ dậy muộn, đi học muộn không kịp ăn sáng, em thì mua đồ ăn sáng vào lớp vừa học vừa ăn, em thì chờ học hết tiết một, nghỉ giải lao mới ra căng tin ăn sáng.
Giảng viên điểm danh đầu giờ thì các em có ý kiến là làm cho các em bị áp lực. Trong giờ học, nhiều em không chăm chú nghe giảng, không chép bài, em tranh thủ tô son, em chải tóc, em uống trà sữa, em chơi game, em nhắn tin điện thoại, có những em không mang sách vở, chỉ đến điểm danh cho đủ.
Giảng viên nếu cảm thấy bất lực, chán nản trước thái độ của học trò, mất hết tâm huyết giảng dạy và chỉ muốn bỏ nghề. Nếu dùng đến các hình phạt hà khắc thì không có tác dụng với học trò rồi còn vi phạm quy định của ngành. Nếu thờ ơ mặc kệ thì lớp học không ra lớp học, thầy không ra thầy, trò không ra trò.
Tôi tin rằng nếu sau này có em nào làm nghề giáo, đứng trên bục giảng phải chứng kiến cảnh học trò của mình không nghe mình giảng bài, chỉ làm việc riêng như thế thì sẽ hiểu nỗi khổ tâm và sự bất lực của giáo viên ngày nay.
Có lẽ, việc mở rộng cánh cửa đại học cho các em học sinh thi đại học được quyền đăng ký quá nhiều nguyện vọng chứ không bị hạn chế như thời chúng tôi chỉ được đăng ký thi hai trường đại học và một trường cao đẳng, có một số trường đại học chỉ xét học bạ, không cần thi đầu vào đại học, nên chất lượng đầu vào của sinh viên quá thấp. Nhiều em học khối A ở phổ thông nhưng vì trượt nguyện vọng một ở đại học khác nên đành đăng ký xét học bạ vào đại học theo học ngành khác hoàn toàn so với ngành các em đã học, hậu quả là các em học kém và không theo được các bạn khác.
Thậm chí, có những trường đại học vì đã tuyển sinh các em vào học, các em không học được, giảng viên ở bộ môn còn phải tổ chức lớp phụ đạo miễn phí cho một số em có học lực quá kém để các em theo kịp chương trình và không bỏ trường. Giá như, các em không đủ năng lực học đại học để các em đi học trường nghề thì sẽ phù hợp với các em hơn, các em và giáo viên đều đỡ khổ.
Nhiều học trò có nhiều biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô như cãi tay đôi với giáo viên trước cả lớp khi bản thân có lỗi, bị phê bình; trả lời cộc lốc, gặp thầy cô không chào, ra vào lớp nhiều khi không xin phép...
Thậm chí, chúng ta còn chứng kiến tình trạng gia tăng những hiện tượng đáng buồn như học sinh vô lễ, hành hung giáo viên ngay trên lớp hoặc cha mẹ học sinh đến tận trường đôi co với thầy cô, mắng chửi, xô xát thậm chí hành hung người đang dạy dỗ con em mình.
Không chỉ ở bậc học thấp mà một điều không khó để nhìn thấy là càng lên bậc học cao thì ý thức văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên lại giảm đi. Ăn mặc thiếu văn hóa, chen lấn không xếp hàng, ăn uống trong lớp, đánh chửi nhau, cãi tay đôi với giáo viên... là thực trạng đáng buồn tồn tại. Tâm lý học trò ngày nay rất phức tạp, mối tương quan thầy trò thay đổi rất nhiều, nhiều học trò hiện nay thể hiện sự thiếu tôn trọng, xúc phạm thầy cô giáo... Tất cả các áp lực đẩy giáo viên vào trạng thái căng thẳng, muốn bỏ nghề.
Ngày 20/11, tâm trạng chung của nhiều thầy cô giáo là có một cảm giác vui vẻ vì xã hội, phụ huynh, học sinh quan tâm, nhớ đến mình. Thế nhưng, trong ngày này cũng có một bộ phận rất lớn giáo viên chạnh lòng bởi họ bị quên lãng ngay cả khi đang trực tiếp giảng dạy cho học trò. Đó là những giáo viên dạy các môn phụ, những giáo viên không làm chủ nhiệm lớp. Chúng ta đều biết, các môn học trong các trường phổ thông đều có những vai trò, vị thế riêng.
Mỗi môn học sẽ có một vai trò riêng nhằm bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho học trò để các em phát triển toàn diện về bản thân. Song, thực tế thì giáo viên đang dạy một số môn học mà một số người vẫn xem là môn phụ đang phải chịu nhiều thiệt thòi so với các môn học khác. Thế nhưng, công việc của họ thì không bao giờ là "phụ". Họ phải đảm nhận gần như tất các các phong trào bề nổi của nhà trường. Học sinh đạt giải thì ngành, nhà trường được tiếng, học sinh được tiếng giỏi, tiếng hay. Riêng, giáo viên môn phụ thì cứ âm thầm "đóng vai phụ" trong các nhà trường. Rõ ràng, đây là một thiệt thòi rất lớn cho một bộ phận giáo viên hiện nay.
Thầy cô ngày nay không còn nhiều quyền hạn. Thay vào đó, họ bị giám sát, bị kiểm soát nhiều hơn, không được phép mạnh tay với học sinh hư, làm gì cũng phải để ý thái độ của phụ huynh. Khi thế giới internet ngày càng phát triển, mọi việc đều bị đưa lên mạng và được nhìn nhận không đầy đủ, thiếu khách quan.
Giáo viên nào cũng sợ bị kỷ luật khi phạt học sinh. Biết mình được bao bọc và bảo vệ nên nhiều học sinh không tôn trọng thầy cô và các bạn. Thế hệ học sinh ngày xưa việc bị thầy cô phạt là hết sức bình thường. Giáo viên dù tâm huyết thì cũng cam chịu bởi vì không có cách gì giáo dục học sinh. Nhiều bố mẹ có hai con thôi còn bất lực nữa là ở trường có đến 40-50 học sinh trong lớp. Ai đã từng làm hay đang làm giáo viên mới biết áp lực mà giáo viên các cấp đang đối mặt hiện nay lớn dường nào. Rõ ràng, hiện nay giáo viên đã gần như bị tước đoạt mọi quyền để xử lý vi phạm của học sinh.
Giáo dục là một ngành đặc thù, nếu mặc nhiên coi đó là một loại dịch vụ, sẽ kéo theo những hệ lụy rất nguy hiểm. Học sinh sẽ không còn tôn trọng thầy cô hay cha mẹ học sinh tùy tiện trong giao tiếp, đối xử với thầy cô dưới góc độ là những người cung cấp dịch vụ. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến các hành vi thiếu văn minh, thậm chí là vi phạm pháp luật với những người đang đứng trên bục giảng có chiều hướng gia tăng thời gian qua.
Tôi cũng đã từng đi dạy thỉnh giảng ở một số trường đại học và hiểu rằng, điều quan trọng nhất để học sinh và cha mẹ học sinh kính trọng thầy cô là bởi họ có niềm tin rằng thầy, cô giáo là những người có tri thức, đạo đức, uy tín cũng như kỹ năng sư phạm để truyền dạy kiến thức và giáo dục thế hệ trẻ, là những người có thể tin tưởng để giao phó con em mình.
Đành rằng, đâu đó vẫn có một số giáo viên thiếu nhân cách, thiếu đạo đức nghề nghiệp, dùng nhiều chiêu trò để "làm tiền" phụ huynh. Nhưng đó chỉ là một số rất nhỏ trong đội ngũ nhà giáo chân chính. Tôi nhìn quanh mình, có rất nhiều đồng nghiệp mà tôi quen biết đều xứng đáng gọi bằng danh xưng cao quý "người thầy".
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh coi thường, xúc phạm giáo viên là những ảnh hưởng từ gia đình và sự nuông chiều của xã hội. Xã hội cho học sinh rất nhiều quyền và tất cả tội lỗi đều đổ lên đầu giáo viên.Để khắc phục tình trạng trên, tất cả các bên: học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội đều phải thay đổi.
Ngành giáo dục muốn cải cách gì đi nữa thì điều quan trọng nhất tôi cho là phải giữ được sự tôn trọng của học trò đối với thầy cô giáo. Món quà lớn nhất mà các thầy cô giáo mong đợi, hơn cả những lẵng hoa, quà tặng hay những lời chúc mừng trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chính là sự tôn trọng của học sinh, phụ huynh và xã hội dành cho giáo viên nói nói chung.
Đối với thầy cô giáo, đã dạy học thì không quan niệm môn chính hay phụ mà lơ là trách nhiệm với học sinh, sinh viên. Một nhà giáo không chỉ dạy chữ cho học sinh, sinh viên mà còn dạy các em cách làm người. Được dạy học, chúng tôi coi đó như một cái duyên và bản thân càng phải cố gắng để dạy học sinh, sinh viên ngày càng hiệu quả hơn.
Khi học sinh, sinh viên đến trường với tâm trạng vui vẻ, phụ huynh học sinh tin tưởng thầy cô cũng như nhà trường, thầy cô làm hết trách nhiệm của mình, chúng ta sẽ thực sự tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, tiến bộ; người thầy được kính trọng và người học, cha mẹ học sinh được bảo đảm những quyền lợi và nhu cầu chính đáng của mình.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi thầm mong rằng trong tương lai gần ngành Giáo dục, các nhà trường sẽ xây dựng được môi trường giáo dục hạnh phúc không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà đối với tất cả các thầy cô giáo, để các thầy cô giáo luôn cảm thấy hạnh phúc khi bước chân lên lớp, không còn ai muốn bỏ nghề.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.